Thủ phạm tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh

Bổ sung estrogen phòng tăng huyết áp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh?

Mãn kinh mất ngủ, đêm dài lê thê vì sao?

Dưỡng chất tốt nhất cho phụ nữ mãn kinh

Phiền não vì da khô ráp khi mãn kinh

Ăn ít, ngủ kém, bốc hỏa, lo âu: Có phải trầm cảm mãn kinh?

Hiện nay, mối liên quan giữa thời kỳ mãn kinh và tăng huyết áp chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây xác định rằng sự rối loạn nội tiết tố nữ estrogen thời kỳ này chính là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Estrogen có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Chúng điều hòa chuyển vận ion đặc biệt là ion calci vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa mạch vành. Làm giãn rộng mạch vành làm tăng lưu lượng động mạch vành, làm giãn mạch, phòng tăng huyết áp. Vào thời kỳ mãn kinh, hoạt động của buồng trứng suy giảm khiến lượng estrogen sụt giảm, vì vậy cũng làm tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Lượng estrogen suy giảm kéo theo nhu cầu về năng lượng cần thiết cho cơ thể cũng suy giảm theo nên khi năng lượng nạp vào cơ thể sẽ bị thừa và tích trữ gây tăng cân. Vì thế phần lớn năng lượng không tiêu hao sẽ tích thành mỡ gây béo phì ở độ tuổi mãn kinh. Tăng cân cũng là thủ phạm chính gây ra nhiều vấn đề rắc rối cho cơ thể như: Máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch và đặc biệt có nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Căng thẳng và lo âu là triệu chứng phổ biến của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh mà cũng có thể tác động tiêu cực đối với huyết áp.

Khi bị tăng huyết áp, phụ nữ mãn kinh thường có triệu chứng rõ rệt như: Nhức đầu chóng mặt và bốc hỏa, khác với phụ nữ trẻ (chỉ có cảm giác nóng bừng mặt, tê tay chân, cảm thấy nghẹt thở và đánh trống ngực)…

Bạn không thể tránh được giai đoạn mãn kinh, tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ huyết áp của mình bằng cách duy trì lối sống lành mạnh như sau:

Tập thể dục điều độ: Tập thể dục buổi sáng, aerobic, yoga, đi bộ, bơi lội, chạy bộ, đi xe đạp…

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

Ăn các loại thực phẩm lành mạnh cho tim, chẳng hạn như: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.

Cắt giảm lượng đường và muối, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chế biến sẵn.

Hạn chế hoặc tránh uống bia rượu (nếu có, chỉ nên uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày).

Không hút thuốc lá.

Giảm stress bằng yoga, thiền, ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.

Có nên bổ sung nội tiết tố estrogen ở tuổi mãn kinh?

Phụ nữ mãn kinh thường lựa chọn cách bổ sung hormone qua các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) chiết xuất từ thảo dược tự nhiên và các hoạt chất sinh học như Pregnenolone, Delta-Immune, DHEA. Cách này được đánh giá là an toàn, hiệu quả và không gây tác dụng phụ.

Lưu ý những trường hợp sau không được sử dụng estrogen: Những người bị ra huyết âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân, có khối u ở tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, các bệnh về gan mật, đang mang thai, các khối u lành và ác tính ở vú, lạc nội mạc tử cung, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, huyết khối tắc mạch, bệnh lupus ban đỏ... Trong trường hợp bạn mắc bệnh tăng huyết áp, không nên tùy ý sử dụng các phương pháp bổ sung estrogen trước khi có tư vấn của các bác sỹ, chuyên gia y tế.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp